Phần 2: Hướng mở nào để tháo gỡ vấn đề rác thải công nghiệp tại khu vực TP HCM?

Thứ 7, 18/08/2018, 15:07 GMT+7

Xem thêm: Phần 1: Phân loại rác tại nguồn - những khó khăn còn tồn tại từ rác thải sinh hoạt đến rác thải công nghiệp thông thường

Video: Sài Gòn "NÓNG" với rác thải công nghiệp


Chỉ đạo của TP HCM: không để chất thải rắn công nghiệp thông thường trộn lẫn với chất thải sinh hoạt

Quyết định số 1832/QĐ-UBND - Ban hành Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2020 với mục tiêu “phấn đấu đến năm 2020 thành phố hoàn thành cơ bản việc triển khai phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn 24 quận, huyện”

Công văn số 9270/STNMT-CTR ngày 08/09/2017 và 5759/STNMT – CTR ngày 18/06/2018 của STNMT về việc tăng cường quản lý chất thải công nghiệp thông thường.

Văn bản số 13/KH-UBND - Kế hoạch kiểm tra định kỳ việc bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và kiểm soát ô nhiễm công nghiệp tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Quận 11 năm 2018 đã chỉ thị: ““Kiểm tra các cơ sở phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường, xử lý nghiêm các hành vi theo thẩm quyền, không để tình trạng chất thải rắn công nghiệp thông thường trộn lẫn vào chất thải rắn sinh hoạt làm tăng chi phí ngân sách cho công tác xử lý theo công văn số 9270/STNMT-CTR ngày 8/9/2017 của STNMT về việc tăng cường quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.”

Ngày 01/04/2018, tại chương trình “Lắng nghe và trao đổi”, HĐND TPHCM cũng đã nêu rõ: thành phố sẽ kiểm tra, giám sát và xử lý việc thực hiện quy định về phân loại rác tại nguồn, có biện pháp, chế tài đối với hành vi không phân loại rác tại nguồn; có chính sách hỗ trợ cho các đơn vị mua xe, chuyển đổi phương tiện thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường,…

Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang xem xét về việc xây dựng lực lượng xử phạt các vi phạm về môi trường để thực hiện nghiêm quy định, thay đổi hành vi của người dân, cơ sở SX – KD, …

Tại kỳ họp thứ 9 HĐND TP Hồ Chí Minh khóa IX, nghị trường Hội đồng Nhân dân TP HCM tiếp tục "nóng" về việc xả rác gây ô nhiễm môi trường. Nhiều đại biểu đề nghị thành phố phải có chế tài thật nặng nhằm răn đe hành vi xả rác (Báo điện tử Petrotimes đưa tin ngày 11/07/2018 - TP Hồ Chí Minh: Nóng vấn đề xử lý rác thải công cộng).

Với quy định các đơn vị không có chức năng thu gom, xử lý chất thải công nghiệp thông thường không được phép thu gom, vận chuyển, tình trạng rác thải công nghiệp đổ trộm tại các tuyến đường vùng ven TPHCM đã xuất hiện:

Hình ảnh: Nghĩa trang Bình Hưng Hòa bỗng dưng biến thành nơi “chôn rác” (Nguồn: Người đưa tin)

Hình ảnh: Rác thải đốt tại một số tuyến đường tại khu vực kênh Nước Đen, quận Bình Tân (nguồn: Môi Trường Á Châu)

Hình ảnh: Rác thải đốt trực tiếp tại tuyến đường ven kênh Nước Đen (Nguồn: Môi Trường Á Châu)

Hình ảnh: Gia công may mặc là một trong các hoạt động phát sinh lượng rác thải công nghiệp lớn. Hiện nay, một số đơn vị thu mua phế liệu nhưng không có hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý rác công nghiệp. Vì vậy, lượng rác còn lại không thể tái sử dụng, tái chế đi về đâu (?) (nguồn: Môi Trường Á Châu)


Hướng mở nào để tháo gỡ vấn đề rác thải công nghiệp tại khu vực TP HCM?

Trước thực trạng cần giải pháp cho rác thải công nghiệp, cơ quan quản lý, các đơn vị có chức năng thu gom, xử lý rác thải đã lên phương án tham gia để tháo gỡ vấn đề nan giải này.

Điển hình, hai phường đầu tiên của quận Bình Tân gồm: phường Bình Hưng Hòa A và phường Bình Hưng Hòa đã tổ chức cuộc họp cùng khu phố để nắm sát sao, tăng cường truyền thông và kiểm tra tình hình rác thải công nghiệp.

Công ty TNHH MTV SX TM DV Môi Trường Á Châu cũng đã lên phương án chi tiết triển khai thí điểm phù hợp nhất đối với tình hình phát sinh rác thải tại các cơ sở gia công, sản xuất nhỏ lẻ tại từng khu vực. Kế hoạch được xem như giải pháp tối ưu, đảm bảo xử lý rác triệt để, chi phí hợp lý, quản lý chặt chẽ từ khâu sau phân loại tới khâu xử lý cuối cùng, kết hợp các giải pháp xử lý thân thiện môi trường (tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý thu hồi năng lượng, …), với định hướng xem “Rác thải cũng là tài nguyên”.

Đặc biệt, giải pháp đến từ Môi Trường Á Châu đang được đánh giá phù hợp nhất với điều kiện của các cơ sở kinh doanh nhỏ, đảm bảo giá trị kinh tế - môi trường và là công cụ hỗ trợ đắc lực cho cơ quan quản lý kiểm soát tình hình rác thải công nghiệp tại địa phương.

Một số địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã khẩn trương triển khai các phương án thu gom, xử lý rác thải công nghiệp sau khi phân loại theo chỉ đạo của thành phố. Trong nỗ lực huy động nguồn lực xã hội, các đơn vị có chức năng phù hợp cũng đã tham gia cùng giải quyết các vấn đề "nóng" về rác thải. Công ty Môi Trường Á Châu đã lên phương án trình bày và triển khai thí điểm tại Quận Bình Tân.

Mời Quý vị đón xem chi tiết hơn tại bài viết kỳ tiếp theo với tiêu đề: Giải pháp tháo gỡ tổng thể vấn đề rác thải công nghiệp thí điểm tại quận Bình Tân của Môi Trường Á Châu.

- Môi Trường Á Châu -

Ý kiến bạn đọc