Đề án bảo vệ môi trường là gì? Đối tượng nào phải lập đề án bảo vệ môi trường?

Thứ 4, 23/05/2018, 13:31 GMT+7

Để đảm bảo trách nhiệm của doanh nghiệp trong giảm thiểu tác động xấu của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lên môi trường, Cơ quan quản lý đã ban hành nhiều quy định pháp luật. Trong đó, Đề án bảo vệ môi trường là một trong những hồ sơ quan trọng. Vậy, đề án bảo vệ môi trường là gì? Đối tượng nào phải lập đề án bảo vệ môi trường?

Đề án bảo vệ môi trường thực chất là một loại thủ tục hồ sơ pháp lý mà các doanh nghiệp cần phải lập bổ sung sau khi đã đi vào hoạt động sản xuất nhưng vẫn chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Những đối tượng dưới đây phải lập đề án bảo vệ môi trường

+ Đối tượng lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết: (Phụ lục 1a Thông tư 26/2015/TT-BTNMT)

1. Cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và không có một trong các văn bản sau: Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường.

2. Cơ sở đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (theo quy định trước đây) hoặc thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo quy định trước đây và quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) nhưng không có một trong các giấy tờ sau:

a) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

b) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung;

c) Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường.

+ Đối tượng lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản: (Phụ lục 1b Thông tư 26/2015/TT-BTNMT)

1. Cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và không có một trong các văn bản sau: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.

2. Cơ sở đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung (trước ngày 01/04/2015) hoặc thuộc đối tượng phải lập lại bản kế hoạch bảo vệ môi trường (theo quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) nhưng không có một trong các giấy tờ sau:

a) Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường;

b) Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung;

c) Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;

d) Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;

đ) Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường;

e) Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, căn cứ Điều 22 – Nghị định 18/2015/NĐ-CP, trong tháng 3/2018 vừa qua nhiều Sở TN&MT trên cả nước đã thông báo từ ngày 01/04/2018 sẽ tạm ngưng tiếp nhận Đề án bảo vệ môi trường và chờ các quy định hướng dẫn tiếp theo.

>>Tham khảo thêm: Từ 01/04/2018, cơ quan chức năng tạm ngưng tiếp nhận hồ sơ Đề án bảo vệ môi trường

Nếu cơ sở đã đi vào hoạt động nhưng Quý Doanh nghiệp vẫn chưa có hồ sơ môi trường, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ Môi Trường Á Châu qua tổng đài 1900 54 54 50 hoặc để lại thông tin ở Khung chat trực tuyến phía dưới website để được hướng dẫn và cập nhật quy định mới (nếu có), đảm bảo công tác bảo vệ môi trường của cơ sở đúng quy định.

---Môi Trường Á Châu---

Ý kiến bạn đọc